Cây chùm ngây ( Moringa ) còn là loại thảo dược có tác dụng bồi bổ thần kinh, não bộ, rất hữu ích đối với những người làm việc trí óc quá sức dẫn đến căng thẳng, khó tập trung, giảm trí nhớ, uể oải, đau đầu, chóng mặt. Đặc biệt, Cây chùm ngây ( Moringa ) có tác dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên trong thời gian thi cử. Cùng một đơn vị khối lượng so với các loại rau củ như cà rốt, chuối, cam cũng như các sản phẩm từ động vật, trứng, sữa,.., lá Moringa có hàm lượng các chất bổ dưỡng cao hơn.
Ngoài việc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, theo Lương y Nguyễn Công Đức, lá Cây chùm ngây ( Moringa ) còn được dùng như một dược liệu góp phần vào việc ngăn ngừa một số bệnh hiểm nghèo như ung thư, viêm khớp, mỡ trong máu, nhiễm trùng, tiểu đường, suy giảm chức năng miễn dịch…
Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013
Cây chùm ngây - Lợi ích cho mọi người
Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013
Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013
DANH SÁCH CÂY THUỐC CẦN TÌM
CÔNG TY TNHH LÊ HOÀNG
KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH SỨC KHỎE
----------------------
QUÝ KHÁCH CẦN TÌM CÂY THUỐC
XIN LICK VÀO TÊN LÀ TÌM ĐƯỢC
---------------
8/ Hà Thủ Ô đỏ
Nhãn:
ACTISO,
Bá bệnh,
ca gai leo,
cay thuoc quy,
cay xa den,
danh sach cay thuoc nam,
ha thu o do,
moringa oleifera,
Mua ban thuoc nam,
tỏa dương,
tri ung thu
Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013
Thông tin về cây Chùm Ngây
CÂY THUỐC NAM - CÂY CHÙM NGÂY
CHƯƠNG TRÌNH VTV1
------------
I. TÊN VÀ NGUỒN GỐC
• Tên thông dụng: Chùm ngây (VN), Moringa (international) , Drumstick tree (US), Horseradish tree, Behen, Drumstick Tree, Indian Horseradish, Noix de Bahen.
• Tên Khoa học: Moringa oleifera hay M. pterygosperma thuộc họ Moringaceae
• Nhà Phật gọi là cây Độ Sinh (Tree of Life )
•Nguồn gốc : Cây xuất xứ từ vùng Nam Á, có lịch sử hơn 4 ngàn năm ,nhưng phổ biến rất nhiều ở cả Châu Á và Châu Phi. Cây Chùm Ngây rất phổ thông ở Ấn Độ và được dân tộc Ấn trân trọng đặt tên là cây Độ Sinh
Các nhà dược học, các nhà khoa học nghiên cứu thực vật học, dựa vào hàm lượng dinh dưỡng và nguồn dược liệu quí hiếm được kiểm nghiệm, đã không ngần ngại đặt tên cho nó là cây Thần Diệu ( Miracle Tree) .
II. LỢI ÍCH , CÔNG DỤNG VÀ GIÁ TRỊ:
Lợi ích và công dụng :
Cây Chùm Ngây Moringa Oleifera hiện được 80 quốc gia trên thế giới , những quốc gia tiên tiến sử dụng rộng rãi và đa dạng trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng. Các quốc gia đang phát triển sử dụng Moringa như dược liệu kỳ diệu kết hợp chữa những bịnh hiểm nghèo, bệnh thông thường và thực phẩm dinh dưỡng.
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics. Cây Chùm Ngây cung cấp một hỗn hợp pha trộn nhiều hợp chất như zeatin, quercetin, beta-sitosterol caffeoylquinic acid và kaempferol, rất hiếm gặp tại các loài cây khác.
Điều Trị :.
Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa.. có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống u-bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy-hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm.. Cây đã được dùng để trị nhiều bệnh trong Y-học dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam Á. (Phytotherapy Research Số 21-2007).
Dinh Dưỡng:
Lá moringa giàu dinh dưỡng hiện được hai tổ chức thế giới WHO và FAO xem như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng, và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba.
• Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi, cứ ăn 20gr lá tươi moringa là cung ứng 90% Calcium , 100% Vitamin C, Vitamin A, 15% chat sat, 10% chất đạm cần thiết và hàm luợng Potassium , Đồng, …vàVitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ .
• Đối với các bà mẹ đang mang thai và cho con bú, chi cần dùng 100gr lá tươi mỗi ngày là đủ bổ sung Calcium , Vitamin C, VitaminA ,Sắt , Đồng, Magnesium, Sulfur, các vitamin B cần thiết trong ngày.
Cách dùng : Rau sống: lá tươi dùng trộn ăn sống như rau xà lách_ Nước sinh tố : xay 20gr lá chung với 2 muỗng cafe sữa, 2 muỗng café đường sữa uống như uống sinh tố_Nấu canh : 100gr lá moringa nấu chung với 50gr thịt bò hoặc heo , hoặc nấu chay với 100gr nấm.
Dưỡng da: tại Mỹ và các nước Âu châu, cây Moringa được sử dụng rộng rãi trong công nghê dưỡng da , mỹ phẩm cao cấp.Cách dùng đơn giản: các bà các cô có thể áp dụng ngay: giã nhuyễn 20gr lá, để không hoăc trộn với dầu lấy từ hat Moringa thoa đắp 2 lần, mỗi lần 7 phút, trong một ngày , trong một tuần sẽ thấy hiệu nghiệm. (kinh nghiệm)
(Lưu ý : không nên ủ đắp trên da mặt quá lâu trên 10 phút )
Lọc nước: Hạt Chùm Ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.Kết quả thử nghiệm lọc nước : Nước đục (độ đục 15-25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml(-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml(-1). Dùng hạt Chùm Ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5-20 cfu; và khuẩn coli còn 5-10 MPN..) Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo..và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ (Journal of Water and Health Số 3-2005).
(Lưu ý : không nên ủ đắp trên da mặt quá lâu trên 10 phút )
Trồng Chăm sóc cây chùm ngây
Trồng, chăm sóc cây chùm ngây
gs.ts nguyễn lân dũng -Thứ Ba, 06/09/2011, 13:45 (GMT+7)
* Giáo sư tư vấn giúp cách trồng và chăm sóc cây chùm ngây. Nó được sử dụng như thế nào và ở Việt Nam có thích hợp để phát triển loại cây này không. Tôi có nghe nói đây là một cây cứu đói trên thế giới.
Bạn đọc (cuncom000@gmail.com)
Chùm ngây (danh pháp khoa học: Moringa oleifera) là một loài thực vật được trồng và thu hoạch như một loại rau. Cây chùm ngây được trồng ở những vùng đất khô, nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Cây này chuộng đất ráo nước, nhiều cát, dù là đất xấu cũng dễ mọc, chịu được hạn hán.
Bản địa chùm ngây là ở vùng sơn cước Hi Mã Lạp Sơn, tây bắc Ấn Độ nhưng ngày nay được trồng rộng rãi ở châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Có thể nói chùm ngây là một cây đa dụng; mọi bộ phận đều có thể dùng được. Bằng cách canh tác chùm ngây, nhà nông có thể cải thiện đất xấu.
Ở vùng nhiệt đới, lá chùm ngây được dùng làm thực phẩm cho gia súc. Lá non có thể hái làm rau cho con người, tăng thành phần dinh dưỡng và giúp nông dân tự túc thêm, nhất là ở những quốc gia đang phát triển.
Ở Việt Nam chùm ngây được trồng nhiều ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận nhưng cũng có mặt ở những tỉnh khác như Thanh Hóa. Lá chùm ngây dùng trong ẩm thực như để nấu canh. Hoa chùm ngây phơi khô có thể dùng nấu lấy nước uống như một loại trà. Trái non được dùng như đậu ve. Khi già, hạt chùm ngây thì có thể đem rang lên và ăn như lạc (đậu phộng).
Theo lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên Khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược, TP.HCM), chùm ngây đã được biết đến và dùng nhiều hơn nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Do có nhiều hữu ích, nên hiện nay đang có chương trình khuyến khích trồng cây chùm ngây ở 80 quốc gia trên thế giới.
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất cần thiết, giàu chất protein, vitamin, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Nhiều nước đã sử dụng chùm ngây làm thực phẩm và làm thuốc.
Lương y Nguyễn Công Đức cho biết: Chùm ngây được dùng chữa các bệnh như trị u xơ tiền liệt tuyến bằng cách, dùng 100g rễ chùm ngây tươi và 80g lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30g và lá trinh nữ hoàng cung khô 20g). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày.
Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan bằng cách, mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày...
Ngoài ra, chùm ngây còn có công dụng ngừa thai, đây là loại cây được đồng bào người Raglay dùng làm thuốc ngừa thai, cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ chùm ngây thì sẽ không có thai. Tuy nhiên, cần lưu ý, phụ nữ đang có thai thì không được dùng cây chùm ngây.
Chùm ngây còn được dùng để lọc nước bằng cách lấy 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già, lấy hột giã nát, trộn đều 5 phút với 3 lít nước đục, để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được.
http://www.caychumngay.com.vn/serviceView_309__469.html
Cây Chùm ngây trong vườn rau của bộ đội Hải quân
Ảnh minh họa/Internet |
Đến Đoàn 681 Hải quân, chúng tôi được thưởng thức món canh đặc biệt trong bữa cơm trưa tại Đoàn. Canh nấu thịt băm với thứ lá ăn vào vừa bùi, vừa ngọt giống như vị rau ngót nhưng lá thì rất nhỏ.
Thượng tá Nguyễn Hưng Long, Đoàn trưởng Đoàn 681 Hải quân cho tôi biết đó là lá “cây mì chính” như bà con Cơ Ho gọi. Rồi anh chỉ cho tôi xem giống cây ấy được trồng ở đầu nhà Sở chỉ huy giống như một hàng cây cảnh.
Giống cây ấn tượngSau này, tôi tò mò tra mạng và tìm ra giống cây ấy với rất nhiều sự ngạc nhiên. Hóa ra, “cây mì chính” ở Đoàn 681 có tên khoa học là Moringa, những người theo đạo Phật gọi là cây Độ sinh, các nhà thực vật học gọi là cây Thần diệu, còn tên gọi được người Việt dùng chính là Chùm ngây.
Có thể tả về Chùm ngây thế này: Cây có thân giống như cây điền thanh nhưng cứng hơn, cao từ 5 m-10 m. Lá cây thuộc loại lá kép dài 30 cm-60 cm hình lông chim có màu xanh mốc; lá chét dài 12 mm-20 mm hình trứng, mọc đối nhau từ 6-9 đôi. Hoa Chùm ngây trắng có cuống giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ. Quả Chùm ngây dài 25 cm-30 cm, ngang 2 cm có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh; hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hòa Lan. Cây trổ hoa vào tháng 1, tháng 2.
Theo tài liệu của các nhà khoa học và kinh nghiệm dân gian, cây Chùm ngây là cây rau quý. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Lá và hoa Chùm ngây tươi được so sánh theo định lượng tương đương: Lượng vitamin C cao gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; lượng can-xi cao gấp 4 lần lượng can-xi có trong sữa; lượng vitamin A cao gấp 4 lần lượng vitamin A có trong cà rốt…
Nhưng quan trọng hơn là toàn bộ rễ, thân, lá, hoa, quả của cây Chùm ngây đều có thể làm biệt dược chữa nhiều bệnh khác nhau. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy lá chùm ngây có tính chất như một kháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ. Nó cũng được dùng để điều khiển lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường, kể cả chữa trị các khối u.
Tuy nhiên nếu dùng chùm ngây với liều quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa. Mặt khác, phụ nữ có thai không nên dùng rễ chùm ngây vì có khả năng gây trụy thai.
Tiềm năng phát triển
Với lịch sử được biết đến hơn 4 ngàn năm, Chùm ngây đang được 80 quốc gia trên thế giới sử dụng rộng rãi, đa dạng trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm; làm nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng; làm thuốc chữa trị những bệnh hiểm nghèo và cả bệnh thông thường.
Không chỉ ở nước ngoài, ngay tại Việt Nam cây Chùm ngây cũng đã được trồng tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết vào đến Kiên Giang và cả tại đảo Phú Quốc. Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật cũng đã thu thập và nhân giống cây Chùm ngây ở Nam Trung Bộ. T
Tại một số chợ đầu mối ở TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phía Nam, lá Chùm ngây cũng đã được bán như một loại rau cho các bà nội trợ. Lá Chùm ngây dùng để ăn sống hoặc nấu canh cùng tôm, thịt rất tốt. Quả Chùm ngây non cũng dùng để xào ăn. Hoa Chùm ngây có thể dùng để làm rau ăn hoặc làm trà.
Nên có trong vườn rau bộ đội
Tại 3 đơn vị chúng tôi đến là Trung đoàn Công binh 83, 131 Hải quân và Đoàn 681, bộ đội cũng đã biết đến giống cây này do đồng bào đi rừng chỉ cho rồi lấy về trồng nhưng hiệu quả sử dụng thì mới chỉ dừng lại ở việc nấu canh trong các bữa ăn.
Không chỉ có cán bộ, chiến sĩ các đơn vị Hải quân mà với đa số trong cộng đồng Việt Nam cũng vậy, chính vì chưa rõ tên cây, chưa rõ giá trị thực của cây, nên Chùm ngây chưa được coi là một loại cây thực phẩm phổ biến trên thị trường dù nó là nguồn dược liệu và dinh dưỡng phong phú đã có từ lâu trên nhiều vùng, miền của đất nước chúng ta.
Với công dụng của nó, Chùm ngây nên được các cơ quan chức năng trong quân đội, Quân chủng nghiên cứu, đề xuất để trồng phổ biến trong vườn rau, vườn thuốc Nam của các đơn vị. Cây Chùm ngây thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, cách trồng đơn giản, sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán nên chắc chắn là một đối tượng không thể bỏ qua giúp cho bộ đội ở vùng xa, vùng sâu, các đài trạm ra đa… có thêm nguồn rau sạch giàu dinh dưỡng.
Hiện đang triển khai một dự án trồng cây Chùm ngây ở các đảo nổi thuộc huyện đảo Trường Sa. Nếu dự án thành công, chắc chắn giá trị dinh dưỡng của Chùm ngây hơn rất nhiều những lá mồng tơi, cải mầm hay bầu bí mà bộ đội Hải quân đang phải khổ công “nâng như nâng trứng” mới giữ gìn được nó. Một giống cây có thể ví như là “thực phẩm chức năng” giành cho lính đảo.
Nguyễn Lê Minh Đức
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)